Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012


PHÂN LOẠI VÁN MDF
  1. VERNEER:
Được làm từ nhiều lớp gỗ mỏng (gỗ thịt), dán ép lại với nhau. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ tạp, cho kinh tế. Bề mặt trên cùng người ta chọn những loại gỗ vân đẹp, và tên loại gỗ đó gọi cho tên verneer luôn.
Là gỗ tự nhiên sau khi khai thác-> được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
- Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp
Ưu điểm:
- Dễ thi công
- Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
- Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất

  1. PB-Particle board: (Ván OKAL)
Ván ép dăm là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su, bả mía…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)… Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi.
Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ Verneer, sơn, hoặc phủ PU. Gỗ ván dăm thường có độ dày từ 8 đến 32 mm.

  1. MFC-Melamine Faced Chipboard:
Ván ép dăm phủ nhựa Melamine (cái dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
  1. Ván OBS

  1. MDF-Medium Density fiberboard:


Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt dới. Ván ép bột sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,… Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày.
v  Trên thị trường hiện có 3 loại ván MDF chính là trơn, chịu nước và melamine:
1.      MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ Veneer, bả rồi phủ sơn PU.
2.      MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
-        Tiêu chuẩn kỹ thuật:
·         Quy cách:  Bề mặt 1220 x 2440 mm, 1000 x 2000 mm; Bề dày 4 - 35 mm.
·         Tỷ trọng: 600 - 700 kg/m3
·         Độ ẩm: 25 - 30%
·         Sử dụng keo PF (Phenol formaldehyd) Phenol nhập khẩu của hãng DYNO (Phần Lan)
·         Lực phá vỡ mặt keo: 15 - 18 kg/cm2
·         Kéo dọc thớ: 500 kg/cm2
·         Kéo ngang thớ: 300 kg/cm2

3.      Melamine MDF là cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

  1. HDF-High Density fiberboard:
Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn… Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này.
HDF được định hình từ những sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống như gỗ thật, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẫm mỹ vốn có của nó. HDF chuyên ứng dụng làm cửa với nhiều kiểu mẫu, sắc màu phong phú.
Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  1. PW-Plywood:
Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này thường đi cùng với Veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn… Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.
Ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau.
Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.
      * Hạn chế chung:
Hạn chế của gỗ ván nhân tạo là không chịu được nước, vì thế không nên dùng ván nhân tạo đặt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những cánh cửa bên ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Riêng với sản phẩm ván sàn, tuy có thể lau chùi thường xuyên bằng nước nhưng vẫn bị hư hỏng nếu bị ngập nước trong một thời gian dài (đọng nước mưa, bể đường ống dẫn nước…).

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012


KIN THC SALES VÁN MDF GIA LAI
Người soạn: H.Hoàng

I.             GIỚI THIỆU CHUNG:
- Tên tiếng Anh: MDF (Medium Density Fibreboard). (Ván sợi mật độ trung bình).
Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt, người ta dựa vào thông số cơ lý, độ dày và cách xử lý bề mặt. Đây là sản phẩm hợp chất gỗ nhân tạo.
- MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo. Được tạo ra bằng việc nghiền mịn những loại gỗ mềm có tỉ trọng thấp thành từng sợi gỗ, sau đó chứng được kết dính lại với nhau bằng những chất kết dính ( thường dùng nhất là UF và PF) dưới áp lực lớn giúp các sợi gỗ bám chặt vào nhau tạo thành chất liệu gỗ mới có tỉ trọng trung bình và tính chất cơ lý cũng nâng lên.
  Tức là:   - Nghiền mịn những loại gỗ mềm có tỷ trọng thấp -> từng sợi gỗ
-  Kết dính các sợi gỗ với nhau = chất UF, PE và áp lực lớn -> gỗ có tỷ trọng trung bình
* Họ composite gỗ gồm: plywood, MDF, OSB, PB, WB. theo cách nói thông thường thì:
  §  POLYWOOD: Ván ép gỗ lạng.
  §  MDF: ván ép bột sợi.
  §  OSB, PB, WB: ván ép dăm.
Thành phần cơ bản MDF gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
         *  Dựa vào những tính năng riêng: (4 loại)
  §  MDF dùng trong nội thất, không chịu nước
  §  MDF dùng ngoại thất với khả năng chịu nước tốt
  §  MDF mặt trơn: có thể phun sơn ngay
  §  MDF mặt gồ ghề: thường được dùng để làm ra veneer hay plywood
Công dụng
Dày 2.5-12m: làm ngăn kéo, hậu tủ, cạnh tủ…
Dày 15-25mm: bàn, ghế, tủ, kệ, giường, am-pli…
§  MDF mỏng:
ü  Bộ phận hàng trang trí nội thất gia dụng bao gồm đáy ngăn kéo, sau tủ và mặt cửa.
ü  Trang trí nội thất xây dựng như tường và tấm trần nhà
ü  Mặt cửa, vách ngăn, bình phong văn phòng, cửa nhẹ, và bảng thông báo.
ü  Những ứng dụng khác bao gồm sản xuất các bộ phận trang trí xe máy, đồ chơi, thùng loa, sản xuất bảng mạch điện tử và cánh quạt máy.
§  MDF dày:
ü  Phần nổi trong kiến trúc xây dựng như cột và vòm cong.
ü  Nguyên liệu lớp ruột cho loại ván phủ veneer, bề mặt in, vinyl và gia công dán mặt với lực ép thấp
ü  Trang trí nột thất gia dụng như bàn và tủ quầy
ü  Nguyên liệu cho trang trí nội thất xây dựng như cửa sổ, cửa ra vào, khung…
ü  Nguyên liệu cơ bản của sản phẩm gỗ gia công dán hoăc phủ veneer để lót sàn và vách tường
ü  Những ứng dụng khác bao gồm làm các bộ phận hàng thủ công mĩ nghệ, gian hàng và biển dùng trong cuộc trưng bày hay hội chợ, trần nhà, đồ chơi, điêu khắc, vách ngăn, khung đúc có gờ đã gia công, trang bị hàng hải và thiết bị giáo dục


    
II.                   CÁC TIÊU CHUẨN VÁN MDF:
ü  Ván MDF tiêu chuẩn Carb-P2  (California Air Resources Board Phase), đây là tiêu chuẩn cao để được xuất khẩu sang Mỹ.
Effective Date
MDF
Thin MDF
1/1/2009
P1 - 0.21
P1 - 0.21
1/1/2011
P2 - 0.11 PPM
1/1/2012
P2 - 0.13 PPM
Đơn vị PPM là gì? Xuất phát từ: Parts per million: nghĩa: 1 phần 1 triệu
Trong khoa đo lường, ppm là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp.
Nó thường chỉ tỷ lệ của lượng một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. Ở đây lượng có thể hiểu là khối lượng, thể tích, số hạt (số mol),... Khi dùng cần chỉ rõ lượng là gì.
Giá trị của ppm là:
PPM = 1/1 000 000 = 10-4%
       Ví dụ:  Ta có 1 m3 nước tinh khiết = 1000lít = 1000kg
                   Ta bỏ 1 g muối thì độ ppm = 1
                   Ta bỏ 100 g muối thì độ ppm = 100
ü  MDF E1 là loại gỗ công nghiệp theo tiêu chuẩn châu Âu E1 về lượng formaldehyde thải ra. Tiêu chuẩn E1 yêu cầu ván ép MDF phải nhỏ hơn 0.75 ppm (formaldehyde parts per million). Các sản phẩm đ gỗ nhân tạo xuất khẩu sang thị trường châu Âu thường phải đạt tiêu chuẩn E1 này. Bộ tiêu chuẩn E1 tương đương với tiêu chuẩn của cơ quan quản lý An toàn và bảo vệ sức khỏe của Bộ Lao Động Mỹ và thường được xem là tiêu chuẩn cho các nhà sản xất thân thiện với môi trường.
ü  Trong khi thị trường châu Âu đòi hỏi phải đáp ứng chuẩn E1 thì loại ván MDF E2 dễ được chấp nhận hơn tại thị trường nội địa Việt Nam và khu vực.
III.                   ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM MDF:
1.      Ưu điểm
Có khả năng chống chọi mối mọt bởi đã trải qua quá trình xử lý hóa chất kỹ lưỡng.
§  Bề mặt đẹp ( Veneer)
§  Giá thành rẻ
§  Không bị nứt khi để khô
§  Đa dạng sản phẩm tùy theo nhu cầu về tính chất cơ lý và kích cỡ
§  Dẻo, có thể uốn cong được
§  Da dạng kiểu dáng
2.      Nhược điểm
Đúng là mối không thể phá hoại được MDF, nhưng MDF lại tỏ ra quá yếu đuối trước thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều… Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng, lớp PVC bao phủ bề mặt bên ngoài đã bong tróc. Mất lớp “áo giáp” bảo vệ, phần cốt liệu MDF bên trong nhanh chóng bị ăn mòn và xuống cấp nhanh và tệ hại gấp nhiều lần so với bị… mối xông! Bụi gỗ và mạt cưa tróc rất nhanh, bề mặt sản phẩm rỗ lỗ chỗ, các vị trí chịu lực bỗng hóa nên nguy hiểm.
§  MDF tương đối nặng
§  Ngoài MDF dùng cho ngoại thất thì tất cả các MDF còn lại đều bị hút nước và dễ dàng tan rã.
§  Ngoài Veneer thì tất cả các MDF còn lại thường có bề mặt lồi lõm không đẹp, qui trình thi công thường phải qua quá trình xử lý bề mặt thật kĩ lưỡng
§  Thành phần kết dính trong MDF thường đi từ gốc formaldehyde nên độc
§  Màu thường sẫm
IV.                   ĐIỀU KIỆN BÁN HÀNG:
§  Hàng giao tận nơi theo yêu cầu của khách hàng với KL trên 20 m3.
§  Địa điểm giao hàng phải đảm bảo xe tải 18 tấn lưu thông.
§  Hình thức thanh toán: trả tiền trước. (Nếu trở thành KH thân thiết thì công nợ là 15 ngày).
V.                   CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÚ Ý TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN MDF GIALAI
1.         Nguyên liệu: Đường kính <4cm
-    Bạch đàn: Độ bong ít hơn Keo
-    Keo:
-    Cao su: nhiều mủ nên hạn chế <10% (5-6%)
-    Bời lời: tùy vào thời tiết, bời lời dễ khô
-    Điều
-    Wax: nhũ tương 10% so với keo => làm bóng mặt ván, giảm trương nở, hút nước của ván.
-    Keo Ure Formaldehyde (UF): 10% so với sợi khô tuyệt đối
ð  Lượng Vỏ cây cho phép là 10%
2.         Kích thước dăm gỗ:
-    Dài      : 2,5 – 4 cm.
-    Rộng   : 1,5 – 2,5 cm.
-    Dày     : 0,5 – 1 cm.
3.         Đường kính sợi gỗ:      0,05 – 0,1 cm.
4.         Nhiệt độ sấy:
-    Đầu vào: 140 – 160oC
-    Đầu ra: 55 – 65oC
5.         Nhiệt độ trong máy ép nhiệt:
-    Đầu vào: 160oC
-    Đầu ra: 75 – 80oC
6.         Số lượng ván 1 mẻ: 6 tấm lớn  => cắt thành 12 tấm nhỏ.
7.         Số lượng sản xuất trong 1 ngày:
-    1 ca:
ü  6ly          :    42 m3
ü  17ly        :    68 m3
ü  18ly        :    69 m3
ü  25ly        :    70 m3
-    1 ngày 3 ca:
ü  6ly          : 126 m3
ü  17ly        : 204 m3
ü  18ly        : 207 m3
ü  25ly        : 210 m3
VI.                   SỰ CỐ, KHUYẾT TẬT CỦA VÁN
1.      Ván bán thành phẩm:
-    Ván bị Xéo (sai kích thước): Do để lâu trong buồng chứa nên bị cong vênh -> đến lúc cắt bị xéo. Dung sai cho phép đường chéo: 5ly.
2.      Ván cong vênh: Do ở giữa, bề mặt thoát ẩm kém hơn 2 bên cạnh.
-    Tấm ở trên: Phân thành Loại B (cong nhiều).
3.      Do chà nhám:
-    Ở giữa láng hơn 2 bên
ü  Vì ở giữa lúc nào cũng dày hơn 2 bên nên lúc chà nhám sẽ được chà nhiều hơn.
ü  Trục lulô bị mòn: chà nhám ko tới 2 biên.
-    Xướt mặt:
ü  Do quá trình chà nhám lại: lẽ ra phải bỏ qua máy 1, nhưng lúc tiến hành đã quên -> máy 2 & 3 ko khắc phục được.
ü  Giấy chà nhám máy 1 mới, máy 2 & 3 cũ.
-    Lượn sóng:
ü  Do Công nghệ: khoảng cách giữa các giấy chà nhám xa nhau.
-    Ván khác màu:
ü  Vì nguyên liệu: Dăm gỗ nhẹ (keo) sẽ bị dạt qua 2 bên.
ü  Do lúc đổi giữa các ca, bàn giao ca.
VII.                   SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
v  Cách nền đất: 15cm
v  Cách tường: 40cm